Lợi ích và quy trình tái chế giấy phế liệu

Giấy là vật liệu quen thuộc trong đời sống của con người; tồn tại ở nhiều dạng như sách vở, báo, tạp chí, bìa hộp carton,… Sau khi đã qua sử dụng, giấy trở thành phế liệu và có thể được xử lý bằng nhiều cách khác nhau. Chẳng hạn như: thiêu đốt, chôn lấp, ủ sinh học hay tái chế. Trong đó, tái chế giấy phế liệu là phương pháp luôn được ưu tiên, khuyến khích thực hiện. Để tìm hiểu rõ hơn về những lợi ích của việc tái chế giấy cũng như quy trình tái chế giấy phế liệu chi tiết nhất, mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây. 

Lợi ích của việc tái chế giấy phế liệu 

Giấy phế liệu bao gồm các loại giấy đã qua sử dụng, giấy vụn, bìa carton,… Sau khi được tái chế, chúng lại tiếp tục một “vòng đời mới”. Kèm theo đó là hàng loạt những ích lợi mang đến cho cả con người và môi trường. Cụ thể, tái chế giấy phế liệu giúp: 

Tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường

Bột gỗ là một trong những nguyên liệu chính để sản xuất giấy. Với nhu cầu sử dụng giấy ngày càng tăng cao thì tài nguyên rừng cũng đứng trước nguy cơ cạn kiệt. 

Chính vì vậy, phương pháp sản xuất giấy mới từ giấy tái chế ra đời, góp phần giảm thiểu việc khai thác gỗ, bảo tồn rừng tự nhiên. Bên cạnh đó, lượng điện – nước – khí đốt dùng cho quá trình tái chế giấy cũng tiết kiệm hơn rất nhiều so với việc sản xuất giấy từ gỗ. Lượng CO2 thải ra môi trường cũng giảm thiểu đáng kể. 

Có thể thấy, tái chế giấy vừa giúp tối ưu chi phí cho hoạt động sản xuất giấy của con người, lại vừa góp phần tiết kiệm tài nguyên, giảm thiểu khí nhà kính và bảo vệ môi trường.  

Tái chế giấy phế liệu

Giảm thiểu chất thải rắn, tiết kiệm không gian chôn lấp

Giấy có thể được tái chế tới 6 lần trước khi chôn lấp hay đốt bỏ. Lượng chất thải rắn cũng nhờ thế mà giảm đi đáng kể so với giấy chỉ được sử dụng một lần. Điều này đồng nghĩa với việc không cần tốn thêm diện tích đất để xử lý, chôn lấp rác thải. Từ đó tiết kiệm tối đa diện tích đất tự nhiên. 

Mang đến nguồn thu cho bên bán và đơn vị thu mua giấy phế liệu

Việc thanh lý, thu mua giấy phế liệu để tái chế mang lại lợi ích thiết thực cho cả bên bán và bên mua. Nếu gia đình, doanh nghiệp của bạn có nhiều giấy vụn, bìa carton,… hãy liên hệ các đơn vị thu mua uy tín để thanh lý với mức giá tốt nhất.

Quy trình tái chế giấy phế liệu 

Bước 1: Chọn lọc giấy phế liệu

Giấy phế liệu cần được chọn lọc để đảm bảo không lẫn tạp chất khác như nhựa, chất bẩn, kim loại,… Đây là công đoạn quan trọng vì nếu giấy lẫn nhiều tạp chất thì sẽ gây khó khăn cho quá trình tái chế. 

Bước 2: Thu gom và vận chuyển đến nhà máy sản xuất giấy

Nhằm tiết kiệm diện tích, giấy phế liệu sau khi được thu mua và phân loại sẽ được đóng ép chặt lại thành khuôn lớn. Sau đó vận chuyển tới nhà máy sản xuất để tiến hành tái chế giấy.

Quy trình tái chế giấy phế liệu

Bước 3: Tái tạo bột giấy và tẩy mực

  • Giấy phế liệu được cắt thành các mảnh nhỏ, theo băng chuyền đưa vào một bể lớn chứa nước, ngâm cùng một số hóa chất để đánh giấy thành bột. 
  • Bột giấy tái chế được đẩy đến những chiếc sàng với lỗ và rãnh nhiều hình dạng, kích thước để sàng lọc các tạp chất sót lại như băng keo, nylon,…
  • Tẩy sạch và tẩy mực để loại bỏ hoàn toàn mực và các loại keo dính bằng cách: dùng các loại hóa chất (như xà phòng) sục vào bột giúp tách mực in và băng dính ra khỏi bột và đẩy chúng lên bề mặt.

Bước 4: Nghiền giấy, tẩy màu, làm trắng giấy

Bột giấy được nghiền trong các máy nghiền trước khi đưa qua máy xeo giấy. Bên trong máy nghiền, dung dịch bột giấy đậm đặc chảy qua giữa một trục lăn có dao và các dao gắn cố định. Sợi sẽ được cắt (nghiền thô) hay ép (nghiền tinh) tùy theo các điều chỉnh dao. Hai đầu của sợi cellulose sẻ bị tưa ra giúp cho các sợi liên kết với nhau tốt hơn khi tấm giấy hình thành.

Các loại giấy hút nước, có thể tích cao và mềm mại hình thành từ các sợi được nghiền thô như giấy thấm. Sợi được nghiền tinh được dùng để sản xuất các loại giấy cứng và bền, ít thấm nước có tính trong suốt thí dụ như giấy vẽ kỹ thuật. 

Ngoài ra khi nghiền các sợi cellulose còn có thể được cắt ngắn đi. Chiều dài của sợi và cách nghiền bột quyết định chất lượng của giấy.

Trong trường hợp bột có màu thì cần dùng hóa chất tẩy để loại bỏ. 

  • Nếu mục đích tái chế giấy là để sản xuất giấy trắng thì bột giấy sẽ được tẩy thêm lần nữa bằng những loại hóa chất khác như: chlorine dioxide, hydrogen peroxide hay oxygen. 
  • Nếu bột giấy tái chế chỉ dùng làm những loại giấy màu nâu trong công nghiệp (như bìa carton) thì có thể loại bỏ bước này. 

Bước 5: Xeo giấy

Bột giấy trộn với nước và hóa chất. Hỗn hợp bột cùng nước này sẽ được trải mỏng ở trên khuôn lưới sau đó lắc nhẹ để cho thoát hơi nước lên. Sau một khoảng thời gian, khi bột giấy đã đọng lại màng lưới thì nó sẽ di chuyển nhanh qua một loạt các trục ép bọc bạt để vắt nước ra nhiều hơn trước khi mang đi phơi.

Tờ giấy sau khi phơi khô sẽ được tráng phủ hỗn hợp hóa học để giúp bề mặt giấy bóng mịn, dễ viết và dễ in.

Quy trình tái chế giấy phế liệu

Đơn vị thu mua giấy phế liệu uy tín, chuyên nghiệp 

Bạn đang tìm kiếm đại lý thu mua giấy phế liệu uy tín, giá tốt? Hãy liên hệ ngay Thành Đạt qua hotline 0969.088.979. Thành Đạt là đơn vị có uy tín nhiều năm trong lĩnh vực thu mua phế liệu nói chung, thu mua phế liệu giấy nói riêng với cam kết:

  • Báo giá thu mua phế liệu tốt nhất trên thị trường.
  • Chính sách chiết khấu hấp dẫn dành cho người giới thiệu.
  • Thu mua tận nơi trên toàn quốc
  • Cân đo trung thực, chính xác.
  • Hợp đồng minh bạch, rõ ràng.
  • Thanh toán liền tay ngay sau khi hoàn tất thu gom phế liệu. 
  • Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp đảm bảo quá trình thu mua phế liệu diễn ra nhanh gọn, hiệu quả.

Lời kết

Hy vọng thông qua bài viết này, bạn đọc đã hiểu rõ hơn về lợi ích cũng như quy trình tái chế giấy phế liệu. Nếu bạn có nhu cầu thanh lý phế liệu giấy, hãy liên hệ Thành Đạt theo địa chỉ dưới đây để được hỗ trợ kịp thời nhất.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Địa chỉ: Đường D9, KCN Tân Bình, Q.Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh

Hotline: 0969.088.979

Email: thumuaphelieuthienphat.vn@gmail.com

Tham gia bình luận:

Lịch khai giảng Liên hệ Đăng ký học thử